Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?


Tâm không nghĩ chuyện thị phi, lòng không tính chuyện lợi hại mới là cảnh giới của bậc trí huệ

Đi mây về gió’ vốn là hình ảnh kinh điển đầy cảm hứng trong các phim cổ trang hay truyện cổ tích. Nhưng không phải do tập luyện mà có được. Câu chuyện dưới đây sẽ lý giải vì sao và bằng cách nào mà người xưa đạt được những thần thông phi thường như thế.


Xưa có người tên là Doãn Sinh, nghe nói Liệt Tử có thể bay được bèn đến cầu học. Ở nhà Liệt Tử mấy tháng trời, Liệt Tử ra vào lặng thing, không mảy may để ý đến Doãn Sinh. Nhân lúc Liệt Tử rảnh rỗi, Doãn Sinh đến bên cầu Liệt Tử dạy cho mình, năm lần bảy lượt, Liệt Tử vẫn chưa bằng lòng. Doãn sinh vừa thất vọng vừa oán trách, muốn xin về, Liệt Tử chẳng nói một lời nào. Doãn Sinh về đến nhà ngẫm nghĩ vẩn vơ đến vài tháng, trong lòng không sao bỏ được ý định học nghệ, lại quay trở lại nhà Liệt Tử xin học.

Liệt Tử hỏi rằng: “Sao anh đến đây nhiều lần như vậy?”

Doãn Sinh đáp: “Trước tôi đến cầu anh dạy học, anh không dạy, lúc đó tôi có chút không bằng lòng, nhưng bây giờ trong lòng tôi lại cảm thấy không có gì cả cho nên đến cầu học”.


“Sao anh đến đây nhiều lần như vậy?” (Ảnh minh hoạ: Diyad)

Liệt Tử nghe xong, gật đầu, ra ý bảo Doãn Sinh ngồi xuống, rồi kể chuyện cho nghe: “Anh cho rằng việc học đơn giản thế sao? Muốn trong vòng mấy tháng học hết tuyệt kỹ của người khác rồi cuối cùng có thể cưỡi mây, đạp gió vi vu khắp chốn chăng? Như vậy há chẳng phải là người ngốc đang nói mê sao?“.

Lúc trước ta cầu học ở thầy ta đâu dám như anh. Ta bái tiên sinh làm sư phụ, lại làm bạn với Bá Cao Tử 3 năm, trong lòng không dám nghĩ đến điều thị phi, miệng không dám nói đến chuyện lợi hại, như vậy mới được ông ấy để mắt đến một chút. Lại trong 2 năm sau, trong lòng học những phán đoán về chuyện thị phi, miệng bàn bạc đến những thứ lợi hại, ông ấy mới gật đầu cười với ta một chút. Lại trong 2 năm tiếp theo, yên tâm suy nghĩ, không vội vàng, không cảm thấy có điều gì thị phi, trong lòng có thể nói là không có chút gì lợi hại, ông ấy mới để ta ngồi cùng một chiếu.

Từ đó về sau, ta càng không suy nghĩ tùy tiện theo những ham muốn tầm thường, không có gì làm ta sợ hãi, ta vượt qua tất cả những điều thị phi lợi hại, đến mức ông ấy là thầy hay là bạn của ta, ta cũng không còn biết nữa!

Trong ngoài thân thể ta đều thanh tịnh, không có bất cứ thứ gì, đến mức các bộ phận cơ thể ta không có giới hạn nữa. Giữa bên này bên kia đều có sự tương đồng, suy nghĩ trong lòng cũng ngưng lại, bệnh tật cũng tiêu tan, cơ thể như không còn dính mắc vào đâu nữa, chân như không giẫm lên thứ gì cả. Tùy theo mây, theo gió, hoặc bên đông, bên tây, mà chuyển động theo. Tựa như cái lá nhẹ rơi xuống, lúc đó cũng không hiểu gió điều khiến ta hay ta điều khiển gió nữa.


Thân thể nhẹ nhàng, cơ thể uyển chuyển. (Ảnh minh hoạ: xaluan)

Anh đến học ở chỗ ta chưa được bao lâu, miệng thì kêu than, bụng thì tính toán, chẳng có chỗ nào là có khí chất cả, đất cũng không muốn cho đứng vững thì làm sao có thể cưỡi nổi mây?

Doãn Sinh nghe vậy trong lòng vừa lấy làm xấu hổ, vừa bừng tỉnh đại ngộ. Quyết tâm tu tâm dưỡng tính trước và một lòng theo Liệt Tử.

Lời bàn

‘Cưỡi mây cưỡi gió’ là một loại công năng, nhưng không phải luyện tập mà có được. Liệt Tử học cưỡi mây, thực ra là quá trình tu dưỡng bản thân, từ chỗ không dám bàn chuyện thị phi của người đời, không dám tính điều lợi hại, đến chỗ học tri thức để có thể bàn về chuyện thị phi, đàm về những điều lợi hại. Nhưng cảnh giới cuối cùng lại là ở chỗ vượt trên hết thảy điều thị phi, lợi hại, trong lòng không còn điều gì thị phi, cũng không chút nào bận tâm chuyện lợi hại.

Người thường nghĩ rằng, bàn luận được chuyện thị phi trong thiên hạ, biết tính toán cân nhắc lợi hại ắt là khôn ngoan, tài giỏi. Thực ra, không quan tâm đến điều tiếng thế gian, cũng không bận lòng chuyện hơn thiệt, ấy mới là cảnh giới của trí tuệ. Người trí giả, thường lặng lẽ không nói, bởi tâm thái họ đã vượt qua rất xa những bon chen, tranh đấu tầm thường. ‘Không’ chính là cảnh giới cao hơn của ‘có’. Tâm không còn điều chi tầm thường, thì sao có thể bàn luận về những chuyện thị phi tầm thường được?

Người với tâm thanh tịnh nhường ấy, tấm lòng thoáng đãng rộng mở, tâm không còn chỗ nào vẩn đục, thân không còn chỗ nào không tương thông, thì lẽ nào không bay lên được?


Tâm thanh tịnh thì tự nhiên thân thể nhẹ nhàng. (Ảnh minh hoạ: rawanaking)

Cưỡi mây hay cưỡi gió, rốt cuộc chính là ở tâm kia có buông bỏ được hết những thị phi, lợi hại, xả được thảy những oán hận âu lo, tính toán tầm thường, phiền lụy khổ não vì: danh, lợi, tình của người đời hay không. Người khiến cho mình đạt đến cảnh giới ấy, thì cưỡi mây hay gió có gì là không thể!

Doãn Sinh ban đầu không hiểu được nguyên lý sâu xa uyên bác ấy, nghĩ rằng đi học nghệ, trong tâm sốt chỉ muốn đạt được công năng. Nào hay, người xưa có câu: ‘Vô sở cầu, nhi tự đắc’, nghĩa là không cầu mà tự nhiên lại đắc được. Làm việc gì cũng nên lấy tấm lòng trong sáng, không tính toán thiệt hơn, chăm chú chuyên nhất làm với tâm nguyện thực thi sao cho tốt thì sẽ có được hết những gì đáng được đắc.

Công năng thực ra là công có được nhờ tu luyện. Cội rễ của ‘khí công’ chính là ‘tu luyện’. Giai thoại về các thần y trong quá khứ rất nhiều. Thực ra, họ đều thông qua tu luyện, lấy tu tâm dưỡng tính làm đầu, đều phải đả tọa thực tu mới sinh xuất được công năng, nhìn thấy trong thân bệnh nhân có bệnh gì. Xưa không có máy chụp CT, siêu âm, X Quang, nhưng Hoa Đà chỉ liếc nhìn là biết trong não Tào Tháo có khối u. Vì sao ông có công năng siêu phàm ấy? Là bởi đó là công đắc được thông qua tu luyện.

Kẻ tiểu nhân làm mà với tâm vụ lợi, toan tính sao có thể đạt được mục đích của mình? Đương nhiên cầu thế nào cũng không thể có công năng, bởi đơn giản công năng đó có được là nhờ tu luyện, không tu tâm dưỡng tính thì không nói chuyện cưỡi mây hay cưỡi gió được ư

Lam Thư