Trước tiên, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu một chút về nấc. Các nhà khoa học chưa đưa ra được những cơ chế cụ thể của hiện tượng này. Nhưng về cơ bản, họ đều thống nhất rằng nấc cụt là một phản ứng của cơ thể khi các cơ tham gia vào quá trình hô hấp của bạn, đặc biệt là cơ hoành bị kích thích, dẫn đến sự co thắt bất thường, ngoài ý muốn của hệ thống cơ ngăn này.
Cơ hoành là hệ thống cơ ngăn cách khoang ngực và khoang bụng của con người, nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hô hấp.
Những phương pháp hạn chế nấc mà bạn hay thấy nhắc tới (như uống từng ngụm nước nhỏ hay nín thở), chủ yếu sẽ có tác dụng khiến cơ hoành thoát khỏi sự co thắt bất thường, và khôi phục hoạt động bình thường của nó. Có hai phương pháp nổi bật nhất để tác động lên cơ hoành:
- Làm gia tăng lượng khí Cacbonic trong máu. Nó sẽ khiến não bộ của bạn gửi một thông tin đến cơ hoành: “Lượng oxi trong máu đang giảm!”. Khi tiếp nhận được thông tin này, cơ hoành sẽ nhanh chóng quay về làm nhiệm vụ hàng ngày của nó.
- Gây ra một tác động “mạnh” ở một vùng khác trong hệ tiêu hóa (ví dụ như thực quản), khiến cơ thể tập trung vào bộ phận khác này, đồng thời dừng kích thích bất thường lên cơ hoành.
7 phương pháp chữa nấc dưới đây chủ yếu dựa trên 2 nguyên tắc nêu trên. Hãy tham khảo và ghi nhớ chúng để lần sau, bạn có thể chữa nấc một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất nhé.
1. Nuốt bột ca cao
Bạn có thể thử một cách rất “ngon lành” để trị nấc, đó là nuốt một thìa bột cacao, milo hay ovaltine. Các loại bột dạng này rất khó để nuốt chửng chính vì thế nó sẽ giúp cho bạn kết thúc cơn nấc rất hiệu quả.
2. Nuốt một thìa đường
3. Nhai bơ lạc
4. Ăn sốt cay
Sự cay nóng của sốt cay hay tương ớt sẽ hướng sự chú ý của cơ thể sang thực quản và giải phóng cơ hoành của bạn. Lưu ý là một loại sốt đặc hay tương ớt có độ cay vừa phải cũng đủ phát huy tác dụng rồi.
5. Ăn đồ chua
6. Hít thở vào túi xi măng nhỏ
Hít thở sâu và chậm rãi vào trong một chiếc túi xi măng sẽ làm tăng nhanh lượng khí cacbonic trong máu. Hành động này “nhắc nhở” cơ hoành hiểu rằng nó phải trở về làm việc đúng quy trình để lấy lại cân bằng oxi cho cả cơ thể.
7. Hút nước bằng hai ống hút
Cuối cùng, hãy điểm qua một chút về nguyên nhân gây ra nấc cục. Người ta quan sát được hiện tượng nấc cục (ngắn hạn) thường xuyên xảy ra khi dạ dày có chứa quá nhiều khí hoặc đồ ăn. Khi dạ dày bị kích thích mạnh do nhiệt hoặc các trạng thái tâm lý căng thẳng cũng rất dễ tạo ra hiện tượng nấc cục. Khi bị kích thích, dạ dày sẽ phải co bóp rất mạnh mẽ, gây ra va chạm trực tiếp với cơ hoành, làm biến đổi nhịp co thắt bình thường của hệ cơ này. Dưới đây, là danh sách các hành động gây tác động đến dạ dày, có nhiều nguy cơ khiến nấc cục xuất hiện:
- Ăn quá nhiều, quá no hoặc quá nhanh
- Uống đồ uống nóng và ngay sau đó là đồ uống lạnh
- Uống quá nhiều rượu, nước có ga
- Hút thuốc lá
- Quá căng thẳng
Giờ thì chắc hẳn bạn đã có những hình dung rõ ràng hơn về nấc và cách kiềm chế nó. Nhưng bạn có thấy, nấc là một phản ứng có thể tránh, khi chúng ta điều tiết được cách thức và liều lượng tiêu thụ đồ ăn, thức uống của bản thân. Đồng thời một cách sống lành mạnh, thư thái sẽ giúp bạn tránh xa chứng nấc cụt vô cùng khó chịu này.
Theo Tribune / Blogbuon.com
Ly Ly