Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

9 Điều Không Nên Cầu Xin Khi Vào Chùa


Mọi người thường đi chùa để tìm kiếm sự bình an và thanh thản trong lòng. Nhưng cũng có không ít người đi chùa để “trút bỏ” những sự tình không được như ý, cầu sự nghiệp thành đạt, cầu tình duyên tốt đẹp, cầu mọi việc thuận lợi… Nhưng kỳ thực, có nhiều việc là tự bản thân mình mà ra, không nên cưỡng cầu trước tượng Phật!

Người xưa đi chùa không phải để cầu được điều này điều kia. Họ tin tưởng rằng, Thần linh nhìn rõ được tâm tưởng của mình, tâm tính tốt thì tất sẽ được thuận lợi và phúc báo giống như câu “cảnh tùy tâm chuyển”. Cho nên, người xưa đi chùa sẽ không cầu những điều sau:

1. Cầu không ốm đau, bệnh tật

Người niệm Phật không nên cầu khỏi ốm đau, cầu không bệnh thì chính là sinh ra tham niệm. Tham niệm một khi được sinh ra thì sẽ là phạm giới, sẽ làm trượt tiêu đường tâm. Trên thân thể một khi có bệnh, trước hết hãy làm cho tâm mình không bệnh. Bên nhà Phật nói rằng, bệnh tật là do nghiệp lực của mình tạo ra, hành thiện tích đức, tu thân dưỡng tính làm một người tốt mới trị khỏi tận gốc bệnh tật.

2. Cầu không gặp trắc trở

Không gặp trắc trở thì tâm kiêu căng ngạo mạn sẽ khởi lên. Một khi tâm ngạo mạn khởi lên thì sẽ áp đảo rất nhiều các tâm khác của con người. Trải qua trắc trở sẽ khiến tâm kiêu ngạo của con người giảm đi. Hãy dùng sự trắc trở để làm vốn đạt được sự giải thoát.

3. Cầu cả đời được bằng phẳng

Phải thường xuyên soi xét kỹ tâm của mình, đừng truy cầu con đường thành công không có chướng ngại vật. Nếu như không có chướng ngại thì việc tu tâm dưỡng tính sẽ bị trì trệ, lười biếng mà không tiến lên. Thậm chí, còn tưởng rằng mình đã là một người tốt rồi, không còn nghiệp lực nào cả nên còn đường luôn bằng phẳng. Phải tận gốc giải quyết chướng ngại, khiến chướng ngại đó không còn cái gốc rễ để tồn tại. Hãy coi chướng ngại là cách tôi luyện để được giải thoát!

4. Cầu làm việc dễ dàng thành công

Dễ dàng thành công chính là không thể tôi luyện ý chí kiên cường. Ý chí mà không kiên cố, vững chắc thì sẽ đòi hỏi nhiều, sẽ tùy tâm mà rẽ. Muốn thành công thì phải chăm chỉ cố gắng, làm việc đến nơi đến chốn. Không thể trốn tránh khó khăn và tìm cầu sự thành công dễ dàng. Nên coi khó khăn là động lực để tiến lên!

5. Cầu vụ lợi cho bản thân

Việc gì cũng cầu được vụ lợi cho bản thân mình thì sẽ đánh mất đạo nghĩa. Đánh mất đạo nghĩa thì không thể là một người tốt được. Hãy dùng “không tranh giành, không vụ lợi” để làm hậu phương cho sự tu trì của bản thân (tu luyện, giữ gìn).

6. Cầu mọi chuyện thuận theo mình

Mọi chuyện đều hài lòng thì sẽ dễ sinh ra tâm thái “ngạo khí” (kiêu kỳ, hoan hỷ), cho mình là tài giỏi nhất. Khi tâm thái “ngạo khí” sinh ra thì sẽ khiến chấp trước vào cái nhìn của mình, luôn cho rằng cái nhìn của mình mới là chuẩn xác. Khi ấy, sẽ rất khó để tỉnh ngộ, không thể khai mở được trí tuê. Hãy dùng “nghịch cảnh” làm duyên để tăng cảnh giới của mình.

7. Làm việc thiện không cầu báo đáp

Nếu làm việc thiện mà đòi cầu báo đáp thì đó là làm việc có toan tính, có mưu đồ và sẽ sinh lòng tham. Có lòng tham thì sẽ sinh ra mất công đức và đó sẽ không còn là việc thiện đúng nghĩa. Làm người, có thể buông bỏ “được mất” thì mới sống được tự tại, việc gì làm được cũng tỏa ra ánh quang làm rung động lòng người.

8. Gặp lợi ích không cầu tham vọng

Tham lam sẽ sinh ra tính toán ngông cuồng, sẽ vì lợi ích mà hủy mất đức hạnh của bản thân mình. Lợi ích trên thế gian vốn chỉ là hư không, không tồn tại mãi mãi. Không tham lợi mới chính là phú quý bền vững!

9. Cầu tranh giành phải trái đúng sai

Khi bị người khác hiểu lầm đừng chấp nhất phải giải thích cho đúng, nói cho rõ bởi vì ngay lập tức muốn mau chóng nói cho rõ sẽ tạo thành tranh cãi, khi có tranh chấp tức sẽ sinh ra oán giận. Làm người cần buông bỏ chấp trước, khiêm tốn làm người, nhượng bộ nhường nhịn một chút không phải là cách giải quyết tốt hơn sao?

Không chấp nhất, không trói buộc bản thân vào lợi ích thế gian
Tu tâm tu thân, tùy duyên, thuận theo tự nhiên là một loại cảnh giới..