Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Những quy tắc nuôi dạy con ma bạn cần phải biết

Giáo dục không khuyến khích những sai lầm. Giáo dục cũng không nhằm mục đích xử lý các vấn đề do thờ ơ và cẩn tắc. Giáo dục tốt là việc tổ chức các bài học hiệu quả từ những việc làm nhỏ nhặt hàng ngày và biến chúng trở thành các bài học cuộc sống.

UNESCO đã công nhận Maria Montessori và Anton Makarenko là 2 nhà sư phạm đặt nền móng cho nền giáo dục hiện đại. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu những tư tưởng nuôi dạy trẻ mới nhất của nhà sư phạm, nhà tâm lý học và nhà văn Anton Makarenko. Hi vọng, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích từ bài viết này.

1. Hành vi của cha mẹ có vai trò quan trọng trong nuôi dạy trẻ

Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn chỉ có thể giáo dục trẻ qua trò chuyện, dạy học hoặc ra lệnh chúng làm điều gì đó. Bạn có thể dạy trẻ mọi lúc trong cuộc sống, kể cả khi bạn không ở nhà. Ví dụ, cách bạn ăn mặc, cách bạn nói chuyện với người khác, cách bạn trở nên buồn chán hoặc hạnh phúc, cách bạn đối xử với bạn bè hoặc kẻ thù, cách bạn cười, cách bạn đọc một tờ báo… tất cả những hành động này đều ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

Nếu bạn thô lỗ hoặc thích khoe khoang, nếu bạn nghiện rượu, nếu bạn xúc phạm mẹ,... bạn thậm chí không nghĩ rằng những điều này liên quan đến giáo dục. Thực tế, bạn đã thụ động học những điều đó, hay nói cách khác bạn đã được giáo dục và hình thành các tính cách và thói quen đặc trưng của mình.


2. Giáo dục cần nghiêm túc, chân thành và thực tế

Nghiêm túc, chân thành và thực tế là 3 yếu tố quan trọng nhất để giáo dục trẻ nhỏ. Sự nghiêm túc ở đây không có nghĩa là sự cứng nhắc khiến bạn khó chịu. Sự chân thành trong giáo dục là dạy trẻ bằng tình yêu và cảm xúc. Và cuối cùng tính thực tế trong giáo dục là nuôi dạy con theo điều kiện riêng của gia đình bạn.

3. Phụ huynh cần hiểu rõ điều họ mong muốn từ con

Bạn cần biết rõ bạn mong chờ gì ở con. Hãy nghĩ về điều này chu đáo và bạn sẽ tìm ra sai lầm của mình. Tuy nhiên, đừng để nghịch cảnh làm bạn lung lay bởi vì có rất nhiều các ngả đường phía trước để con bạn lựa chọn và bạn là người chỉ đường cho con.

4. Trẻ em cần được quan tâm và theo dõi

Là phụ huynh, bạn cần cho con mình không gian và thời gian riêng tư. Tuy nhiên, trẻ nhỏ không thể tự kiểm soát hành vi và có ý thức như người trưởng thành, vậy nên bạn cần quan tâm và theo dõi trẻ mỗi ngày. Bạn cần biết con của mình có khỏe mạnh hay không, nơi chốn con đang ở, con đang làm gì và đang ở với ai.


5. Chìa khóa của giáo dục là tính tổ chức

Giáo dục không khuyến khích những sai lầm. Giáo dục cũng không nhằm mục đích xử lý các vấn đề do thờ ơ và cẩn tắc. Giáo dục tốt là việc tổ chức các bài học hiệu quả từ những việc làm nhỏ nhặt hàng ngày và biến chúng trở thành các bài học cuộc sống. Giáo dục cũng đòi hỏi chúng ta sử dụng thời gian thông minh hơn là cần nhiều thời gian.

6. Giúp đỡ con trước tiên là niềm vui của cha mẹ chứ không phải trách nhiệm

Chúng ta không nên áp đặt rằng việc giúp đỡ con cái là trách nhiệm nặng nề vì điều này có thể khiến chúng ta cảm thấy áp lực, căng thẳng, lo lắng và buồn chán. Đôi khi trẻ phải học cách tự đối diện với những khó khăn trong cuộc sống để học cách vượt qua thử thách và tự giải quyết vấn đề của chúng. Thay vì luôn đứng bên cạnh giúp đỡ con, hãy luôn theo dõi những việc con làm. Chỉ cần bạn không bao giờ khiến chúng cảm thấy lạc lõng, mất phương hướng, đau buồn, nhưng lại có thể khiến chúng tự tin và lạc quan. Chỉ như vậy là đủ.

7. Trẻ nhỏ sẽ không biết yêu thương nếu không hiểu rõ giá trị bản thân

Chia sẻ yêu thương, nhận lấy yêu thương và hạnh phúc – đây là tất cả những thứ giúp trẻ yêu quý và trân trọng bản thân. Hãy để con bạn cảm nhận những giá trị tốt đẹp của tình yêu và sau này chúng sẽ là những con người có nhân cách và tâm hồn cao thượng.


8. Hãy khôn ngoan khi thưởng – phạt

Trong xã hội hiện đại, chúng ta không nên áp dụng quy tắc thưởng phạt bằng tiền, bạo lực và những lời nói thô lỗ. Khi trẻ mắc lỗi lầm, dạy trẻ tìm cách giải quyết hoặc khắc phục sai lầm có thể giúp trẻ cảm thấy được an ủi và vui vẻ. Khi trẻ đạt thành quả tốt, công nhận thành quả của trẻ là phần thưởng tốt nhất để khích lệ tinh thần và sự cố gắng của trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng không nên lạm dụng những lời khen ngợi hoặc trừng phạt, đặc biệt khi trẻ ở trước mặt bạn bè.

9. Đừng nghĩ đến việc “hi sinh đời bố củng cố đời con”

Chúng ta thường có tư tưởng hi sinh những thứ của mình để dành cho con và hi vọng thế hệ của con mình sẽ tốt đẹp hơn thế hệ chúng ta. Tuy nhiên, hạnh phúc không phải là thứ có thể hi sinh. Bạn hãy làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống của mình trước và lan truyền hạnh phúc của mình đến con.

10. Chúng ta không thể dạy trẻ làm thế nào để hạnh phúc, nhưng chúng ta có thể giúp trẻ tự tìm được hạnh phúc

Hạnh phúc không phải là một công thức pha chế nước uống mà nếu bạn pha chế sai, nước uống của bạn dở. Hạnh phúc có được tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Hãy dạy trẻ cách cảm nhận hạnh phúc theo cách riêng của chúng, thay vì dạy trẻ những chuẩn mực về hạnh phúc trong sách vở.

http://emdep.vn/day-do/10-quy-tac-vang-nuoi-day-con-trong-thoi-hien-dai-20160107170126856.htm


Nguyễn Mai – Nguồn: BS
(Theo congluan)