Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Những hoạt động cực tốt giúp bé 2 tháng tuổi phát triển toàn diện

Tháng đầu tiên khó khăn nhất đã qua. Bạn đã dần hồi phục về thể chất cũng như quen dần với những thói quen của bé và việc cho con bú. Nhưng đến lúc để tập cho bé phát triển toàn diện rồi đó.


Cùng tìm hiểu những động tác cực tốt và phù hợp cho bé 2 tháng tuổi nhé:

1. Hoạt động giúp bé phát triển cảm xúc

Dùng những động tác này để giúp bé thể hiện thật tốt:

- Nhìn vào mắt bé và mỉm cười. Mỗi lần như thế hãy khuyến khích con bằng cách nói với bé “cười lên nào con” và lại mỉm cười lần nữa. Bé sẽ nhanh chóng nhận biết điều này thôi!

- Mỗi lần nâng bé lên, hãy ôm bé và nói thật lớn “mẹ yêu con”. Có thể bạn nghĩ bé quá nhỏ để nhận biết bất cứ thứ gì. Nhưng điều này lại giúp bé phát triển rất tốt về cảm xúc sau này.

- Bất cứ khi nào bé nhà bạn thấy một món đồ gì đó thú vị (ví dụ như 1 món đồ chơi), hãy cười với bé và nhìn bé bằng con mắt thật hạnh phúc. Điều này sẽ giúp cho bày tỏ cảm xúc của mình qua nét mặt đấy.

- Bạn càng thể hiện tình yêu với bé bằng cách ôm, hôn, mỉm cười, nói “mẹ yêu con” bao nhiêu, thì bé càng hiểu được sự quan trọng của việc chia sẻ cảm xúc của bé bấy nhiêu. Có vẻ như quá sớm cho 1 đứa trẻ 2 tháng tuổi, nhưng đây là thời điểm quan trọng để bé bắt đầu học những điều này rồi.


2. Hoạt động thúc đẩy phát triển khả năng nhận thức của bé

Những hành động sau đây sẽ giúp bé biết nghĩ và nhận thức được về môi trường xunh quanh mình ra sao:

- Giới thiệu với bé về những cuốn sách.

- Ngồi xuống và đặt bé vào lòng. Bằng cách đó bạn có thể giúp bé nhìn quyển sách hay bức tranh với tư thế ngồi hoặc nửa nằm nửa ngồi, sao cho con thấy dễ chịu và thoải mái nhất.

- Cho bé xem những màu sắc tươi sáng, những bức tranh và nói cho bé biết đó là gì.

- Đọc to quyển sách để giúp bé tập trung tốt hơn. Điều này cũng có thể là bài học đầu tiên của bé về từ vựng và cách nói.

- Treo những đồ chơi lên cao cho bé, đặc biệt là đồ chơi có thể phát ra tiếng nhạc. Bé sẽ bị thu hút bởi vật có màu sắc tươi sáng và cố gắng tiếp cận những đồ này. Và bé cũng rất thích giai điệu âm thanh được phát ra.

- Bạn cũng có thể giúp bé phát triển nhận thức hàng ngày bằng cách bế bé trên tay và đứng cạnh cửa sổ hay cửa ra vào. Cho bé thấy thế giới bên ngoài với những toà nhà cao tầng, xe cộ…

- Mỗi khi cho bé ra ngoài đi dạo. Hãy chỉ những vật khác nhau và gọi tên chúng cho bé thấy.

- Hãy cho bé chơi với 1 chiếc gương không thể vỡ. Như thế bé sẽ được khuyến khích tạo những cảm xúc khác nhau trên gương mặt và bắt chước mình trong gương.


3. Những hoạt động thể chất

- Đây chính là “tummy time” cho bé hàng ngày (tummy time là phương pháp cho bé nằm sấp để phát triển cơ bắp và tránh bị bẹp đầu, nó rất tốt cho dạ dày của bé). Trước hết hãy trò chuyện với bác sĩ của bé và cho bé nằm sấp vài lần trong ngày. Và cũng nhớ hỏi bác sĩ bao nhiêu lần “tummy time” là đủ cho bé nhé.

- Đừng để “tummy time” quá dài, vì thời gian dài sẽ làm tổn thương cổ và lưng của bé, nó cũng làm cho bé không thoải mái. Để thời gian ngắn thôi, và cho bé nghỉ ngơi đủ trước khi tiếp tục “tummy time”.

- Massage lưng cho bé, xung quanh vùng vai, chân và tay để giúp những phần này khoẻ hơn.

- Đặt những đồ chơi bắt mắt, màu sắc bên cạnh bé, nhưng đừng để bé với được. Bé sẽ cố gắng để với tới đồ chơi nên sẽ phải căng cơ thể để cố gắng chạm được vào. Từ đó bé sẽ học được cách di chuyển như nào.


4. Phát triển kỹ năng xã hội cho bé

- Tương tác thật nhiều với bé. Nói chuyện với bé, nhưng không cần thiết phải nói bằng ngôn ngữ của bé. Hãy nói chuyện bình thường với ngôn ngữ người lớn và coi đó như công việc hàng ngày của bạn.

- Hãy chắc chắn rằng bé đang nghe bạn. Và hãy gọi tên bé khi bạn nói chuyện với bé. Từ đó bé sẽ nhận thức được tên mình và hiểu rằng bạn đang với chuyện với bé. Và bạn sẽ rất ngạc nhiên khi bé trả lời bằng những tiếng ê a của bé đấy. Lúc đó hãy khuyến khích bé tiếp tục bằng cách nhìn vào mắt bé nhé.

- Hãy cho bé ra ngoài thường xuyên, đặc biệt là nưhnxg nơi đông người để bé được tiếp xúc với nhiều người và nhiều âm thanh khác nhau. Điều này sẽ giúp bé tương tác tốt hơn và khôngbij sợ hãi hay nhầm lẫn.

- Nhưng hãy chú ý đừng đưa bé đến những nơi quá đông và quá ồn ào nhé, vì bé có thể bị kích động và sợ hãi. Hãy từ từ để bé quen dần với cách tương tác với người khác.

- Hãy để bé nắm tay bạn mỗi ngày. Việc này sẽ tạo kết nối mạnh mẽ giữa bạn và bé
Tất cả những hoạt trên đây khá đơn giản đúng không nào? Cố gắng nhớ và làm hàng ngày cho bé nhé!

Thảo Ngân