Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Lời Đức Phật Dạy Về Tình Bạn


Những phẩm chất nào để nhận, biết đó là người bạn tốt? Những người nào chúng ta nên tránh né? Để ngắn gọn tôi xin trình bày một đoạn trích từ kinh Thiện Sanh nói về tình bạn. Xem xét từng điểm suy nghĩ trong mối liên hệ đến những sự việc cụ thể trong cuộc đời, chúng ta sẽ có được một hiểu biết rõ ràng về những mối quan hệ bè bạn của chúng ta.

Bạn xấu có bốn hạng, Những người này thật ra là kẻ cừu địch giả vờ làm bạn thôi:

1. Loại bạn đến với chúng ta tay không và khi đi thì trong tay phải có. Đó là những kẻ:

-Thăm chúng ta với ý định lấy đi cái gì đó.

-Tặng chúng ta ít thôi mà mong muốn nhận lại nhiều.

-chỉ giúp chúng ta khi bản thân họ đang bị nguy hiểm.

-Liên hệ với chúng ta chỉ vì những động cơ vị kỷ.

2. Loại bạn đầu môi chót lưỡi và loại tình bạn mỏng như cánh chuồn. Đó là những kẻ:

-Niềm nở rồi hoang phí thời gian của chúng ta bằng những câu chuyện về quá khứ.

-Niềm nở rồi hoang phí thời gian của chúng ta bằng những câu chuyện về tương lai.

-Tìm cách đạt được những lợi ích từ chúng ta bằng cách xung phong giúp đỡ những lúc chúng ta không cần sự giúp đỡ.

-Những khi chúng ta cần giúp đở thì họ nêu lên nhiều lý do để thoái thác và không chịu ra tay.

3. Loại bạn nịnh hót và giả vờ quan tâm, chăm sóc chúng ta. Đó là những kẻ:

- Khích lệ chúng ta khi chúng ta làm những điều không tốt.

-Ngăn cản chúng ta khi chúng ta làm những điều tốt.

-Ở trước mặt thì khen ngợi chúng ta.

-Ở sau lưng thì chỉ trích chúng ta.

4. Loại bạn đưa chúng ta đến chổ sa đọa. Đó là những kẻ:

-Làm người đồng hành với chúng ta trong các buổi ăn chơi, hút sách.

-Lang than ngoài phố với chúng ta trong đêm hôm tăm tối.

-Cùng đi xem với chúng ta những buổi biểu diển không lành mạnh.

-Đi chơi cờ bạc với chúng ta.

Có những quan hệ bằng hữu cởi mở và thân thiết với những hạng người như trên thì chúng ta sẽ gặp những khó khăn, rắc rối. Tốt hơn là chúng ta nên giữ một khoảng cách an toàn nhưng không chỉ trích họ. Mặc dầu có thể cho rằng một hành động nào đó là không tốt, chúng ta không thể nói người đã làm hành động đó là một người độc ác, không thể dung thứ. Vẫn có lòng bi mẫn và có những mong ước tốt đẹp đối với người đó, nhưng chúng ta nhất định không chịu đồng hành vì chúng ta biết rằng nếu đồng hành người như vậy chúng ta phải đi về một hướng mà chúng ta không muốn đi.

-- Cũng theo cách trên, Đức Phật miêu tả những phẩm chất của người bạn tốt. Đó là những người mà chúng ta có thể tin tưởng và nương tựa. Nhờ vào việc kết thân với những người như vậy, chúng ta sẽ có hạnh phúc và sẽ tiến bộ. Điều quan trọng không kém việc tìm những người bạn có những phẩm chất cao thượng là chúng ta cũng phải tu tập những phẩm chất cao thượng nơi tự thân.

Bốn dạng bạn có lòng tốt là:

1. Những người bạn giúp đở chúng ta. Đó là những người:

-Nhắc nhở mỗi khi chúng ta cẩu thả hoặc lơ đễnh.

-Bảo vệ tài sãn của chúng ta.

-Che chở an ủi chúng ta trong những lúc chúng ta sợ hải.

-Giúp đở nhiều hơn mức độ mà chúng ta yêu cầu.

2. Người bạn quan tâm tới chúng ta trong mọi thăng trầmcủa cuộc sống. Đó là những người:

-Tin cẩn chúng ta.

-Giử kín những tâm sự riêng tư mà chúng ta đã thố lộ.

-không bỏ rơi chúng ta khi chúng ta lâm nạn.

-có thể hy sinh thân mangjcho chúng ta.

3. Người bạn khích lệ chúng ta đi theo con đường chánh đạo và làm cho chúng ta trở nên người tốt hơn. Đó là những người:

-Phản đối khi chúng ta làm việc quấy ác.

-Khích lệ khi chúng ta làm những việc lành thiện.

-Tạo điều kiện cho chúng ta nghe những lời dạy hữu ích.

-Chỉ cho chúng ta đi đến con đường hạnh phúc.

4. Người bạn có lòng bi mẫn và cảm thông. Đó là những người:

-Cảm thông cho chúng ta những khi chúng ta thất bại.

-Hân hoan đối với những thành công và phát đạt của chúng ta mà không ganh tỵ.

-Phản bác những ai nói xấu chúng ta.

-Tán thưởng những ai nói tốt chúng ta.

Mặc dầu những điều được trình bài ở trên rất sơ lược và chúng ta có thể cảm giác rằng đó là những điều chúng ta đã học được từ lâu rồi, từ khi còn bé; nhưng điều quan trọng là hảy suy xét lại những mối quan hệ bằng hữu, những hành động của chúng ta đối với tình bằng hữu để đánh giá lại mức độ mà chúng ta đã thực hiện những lời khuyên ở trên như thế nào. Nhờ vào việc ghi nhớ và áp dụng những lời dạy ở trên vào những hoàn cảnh cụ thể trong đời sống, chúng ta biết rõ ràng hơn về bản thân mình và sẽ có được một định hướng rõ ràng hơn để tu tiến