- Bạch Đại sư! Ngài ngồi đây nhìn thấy tôi giống cái gì?
Thiền sư Phật Ấn trả lời một cách trang nghiêm và trân trọng
- Xem ra giống một vị Phật!
Trong tâm của Tô Đông Pha nghe vậy hớn hở vui mừng, Thiền sư Phật Ấn mới hỏi lại Tô Đông Pha
- Ông thấy ta ra sao?
Bấy giờ Tô Đông Pha nhìn thấy Thiền sư Phật Ấn mập tròn bèn đáp
- Nhưng mà tôi nhìn Ngài giống một đống phân
Thiền sư Phật Ấn mới bảo rằng:
- Ũa vậy à!!!
Tô Đông Pha sung sướng tươi cười cứ nghĩ là mình đã chiến thắng, trong lòng rất sung sướng cho là mình đã chiến thắng.
Tô Đông Pha mới hỏi Thiền sư Phật Ấn rằng:
- Ngài tôn tôi là Phật, nhưng tôi nói Ngài là một đống phân, Ngài không giận sao?
Thiền sư Phật Ấn trả lời rằng:
- Tôi nên vui mừng mới đúng làm sao mà nổi giận được,
- Tô Đông Pha hỏi tại sao?
Thiền sư Phật Ấn trả lời
- Bởi vì mình là Phật nên nhìn người khác là Phật, chính mình là đống phân thì nhìn người khác đống phân mà thôi
A Di Đà Phật câu chuyện này Noihay.net viết lại từ youtube trên:
Link: https://www.youtube.com/watch?v=LhibptSjRrw
Bình Luận:
Thế giới tùy theo cặp mắt của mỗi người mà hiện ra, người như thế nào thì sẽ thấy thế giới như thế ấy :) Tâm như thế nào sẽ sanh ra kết luận như vậy.
Xem qua câu chuyện tình bạn giữa Thiền sư Phật Ấn và Tô Đông Pha, người viết xin chia sẻ bình luận lời khai thị của Thiền sư Phật Ấn trong câu chuyện “Bởi vì mình là Phật nên nhìn người khác là Phật, chính mình là đống phân thì nhìn người khác đống phân mà thôi”
Trong cuộc sống, tâm của chúng ta như thế nào nhìn vạn vật và người khác như thế ấy, “tướng tự tâm sinh.” Trong tâm thức của con người (A-lại-da-thức) có ba ngăn chứa những hạt giống chủng tử thiện, ác, và vô ký. Trong đó, hạt giống thiện để thành Phật tác Tổ, hạt giống ác để hại người khác làm lợi cho mình.
Nếu bạn dùng tâm ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua, ganh ghét, giận hờn, thị phi, mắng chửi, người khác, những hạt giống này (như “phân”) phát sinh ra từ tâm thức của bạn, thì bạn cũng giống Tô Đông Pha nói Phật Ấn là “phân”, vì thế đức Phật dạy rằng:
“Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm làm chủ tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm niệm bất tịnh
Khổ não liền theo sau
Như xe lăn bò kéo”